Ý kiến các nhà nghiên cứu về Vương triều Mạc

Ý kiến các nhà nghiên cứu về Vương triều Mạc

Vương triều Mạc đã được nhiều nhà nghiên cứu đi sâu tìm hiểu. GS.TSKH Phan Đăng Nhật đã dày công sưu tầm những bài viết, công trình nghiên cứu về vấn đề này. GS. đã trích giới thiệu một số ý kiến dưới đây.
GS Nhà giáo nhân dân Phan Huy Lê-Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam

“…Nên xoá bỏ thành kiến và định kiến về nhà Mạc. Nên đối xử với nhà Mạc một cách công bằng như các triều đại khác. Hãy trả lại cho nhà Mạc những đóng góp khách quan.

Đã đến lúc chúng ta phải thay đổi về cách đánh giá các chính sách đối nội và đối ngoại của nhà Mạc. Không nên đánh giá nặng nề về nhà Mạc như trước đây do nhận thức của một số người nghiên cứu còn hạn chế.

Nhà Mạc là Vương triều ra đời và tồn tại sau nhà Lê. Việc nhà Lê sụp đổ, thay nhà Mạc, là một hiện tượng có ý nghĩa tiến bộ, được nhiều người ủng hộ. Không nên coi sự việc này là sự cướp ngôi. Sau khi ra đời và tồn tại, nhà Mạc đã có những đóng góp nhất định về mặt văn hoá, về mặt tư tưởng và một phần nào đó về mặt kinh tế…”


(Trích tổng kết Hội thảo về Vương triều Mạc tại Hải Phòng ngày 18/7/1994).


“Văn bia cho biết 168 ngôi chùa được xây dựng và tu bổ dưới thời Mạc, trong đó có khoảng 80 ngôi được sự tham gia công đức của các thành viên trong hoàng tộc và quan lại trong triều đình nhà Mạc” [88, 234].
 
Sự quan tâm đối với phát triển nông nghiệp của vương triều Mạc còn thể hiện ở ngay câu hỏi của vua Mạc Mậu Hợp đặt ra cho các sĩ tử trong kỳ thi Đình năm Quí Mùi 1583 như sau: “Dân du thử du thực có thể quay về nghề nông không? Đất đai trồng cấy lúa ngô có thể khai khẩn được hết không? Bảo quần thần chăm chút việc nông, quả thực ý chăm lo nền gốc chưa? Thế đạo thịnh suy, dân cư đông vắng là bởi vì lẽ gì? Dân không vâng mệnh, sống không yên, là cớ làm sao?” [63, 249].

Qua bảng thống kê, chúng ta thấy được danh xưng của một số cơ quan trong Bách công cục và bộ máy quản lý các giám, sở, cục ấy. Đó là các Thượng bảo giám, Lục thanh giám, Khí giới doanh tạo sở, Bách đâu cục, Ngọc thạch cục… Sự liệt kê này có thể là chưa đầy đủ nhưng cũng có thể giúp ta biết về chức danh nghề nghiệp của tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp trong nghề chạm khắc đá ở các giám, sở, cục như: Sở thừa, Tượng chánh, Tượng phó, Tượng nhân, Thường ban, Phó thường ban hay Cục phó… Những người này cũng được ban chức tước như Cẩn sự tá lang, Tướng sĩ lang. Đặc biệt có Tạ Văn Kế người khắc văn bia Kỳ Lân tự bi được vinh phong Đặc tiến Kim tử Vinh lộc đại phu, tước bá. Như vậy so với thời Lê sơ, những công tượng thời Mạc đã được nhà nước tôn trọng. Họ có một vị trí nhất định trong xã hội đương thời.

 Bên cạnh thợ công tượng của nhà nước, thời Mạc ở các làng đã xuất hiện nhiều phường thợ chuyên nghiệp và thợ nghiệp dư. Dựa vào tư liệu văn bia thời Mạc, chúng ta biết được danh sách các hiệp thợ, nhóm thợ và cá nhân. Họ vốn xuất thân trong những làng nghề chạm khắc đá có truyền thống ở đồng bằng Bắc Bộ như: làng Hồng Lục, làng Đông Hồng Lục (Gia Lộc, Hải Dương), xã Tứ Kỳ (Tứ Kỳ, Hải Dương), Kính Chủ (Chí Linh, Hải Dương), Lãng Đông (Chí Linh, Hải Dương), Tây Am (Vĩnh Bảo, Hải Phòng), Gia Đức
 
Vua Lê Thánh Tông từng lệnh: “Từ nay về sau, trong việc làm ruộng, phải khuyến khích quân dân đều chăm nghề nghiệp sinh nhai, để đủ ăn đủ mặc, không được bỏ gốc theo ngọn, hoặc kiếm chuyện buôn bán, làm trò du thủ du thực. Người nào có ruộng đất mà không chăm cày cấy, thì quan cai trị bắt trình trị tội” [17, 618].


Đại Việt sử ký toàn thư -  tập II, (2003), Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.

 
 Không những vậy nhà nước Lê sơ đã dùng luật pháp để ngăn cấm việc mở cửa hiệu buôn bán ở kinh thành Thăng Long: “Ở trong hoàng thành thì những người thợ thủ công người buôn bán không được mở cửa hàng” [98, 69]. Lợi dụng điều này năm 1481, quan phủ Phụng Thiên cho đuổi hết những người làm ăn buôn bán ở Thăng Long về quê cày ruộng.
 
“người ở Vân Đồn, chở hàng hoá Trung Quốc lên kinh thành mà không có giấy của An Phủ ty cấp cho, khi đến bến Triều Đông lại không cho Đề Bạc ty kiểm soát, đã đem đi bán lén lút, cũng là khi về không có giấy của Đề Bạc ty cấp cho, đến chỗ Thông Mậu trường lại không cho đến cho An Phủ ty kiểm soát, mà đã về thẳng trang, thì đều phải biếm([1]) 1 tư và phạt tiền 100 quan, thưởng cho người tố cáo 1/3, số tiền phạt - PĐT. Nếu đem hàng hoá đến các nơi làng mạc mà bán giấu thì phải biếm ba tư và phạt tiền 200 quan; thưởng cho người tố cáo 1/3” [96, 184].

“Thuyền bè ngoại quốc đến trang Vân Đồn buôn bán mà quan Sát Hải sứ đi riêng ra ngoài cửa bề kiểm soát trước thì bị biếm một tư. Thuyền buôn ấy muốn đậu lại lâu thì trang chủ phải làm giấy trình An Phủ ty làm bằng mới được ở lại; nếu trang chủ không trình mà tự ý cho ở lại thì bị xử biếm hai tư và phạt tiền 200 quan; thưởng cho người tố cáo 1/3. Nếu chứa những người ngoai quốc chưa đủ tuổi theo luật đã định thì bị xử biếm một tư và phạt tiền 50 quan; thưởng cho người tố cáo cũng 1/3” [98, 184].

“không có bóng dáng một tên xâm lược nào trên đất nước ta, quan bảo hộ dù hình thức như chức “Đạt lỗ hoa xích” ở Thăng Long triều Trần cũng không” [32, 37].
 
“Nhà Mạc đã khơi dậy những tiềm năng, nhân tố phát triển mới mà mục tiêu cuối cùng và cao nhất không chỉ nhằm hướng tới việc xây dựng tiềm lực kinh tế mạnh có thể đương đầu với thế lực Nam triều, ngăn chặn những hiểm họa từ phương Bắc mà còn muốn cho muôn dân được no đủ ngõ hầu thực hiện trách nhiệm lớn nhất của đạo trị quốc là an dân” [53].
 

G.S Anh hùng lao động Vũ Khiêu


“Nhìn lại những tư tưởng và việc làm của Mạc Đăng Dung ta thấy ông xuất hiện như một bông hoa xuyến tuyết, chọc thủng lớp dày băng giá mùa đông để chào đón mùa xuân của đất nước.”
 
GS Sử học Văn Tạo-Nguyên Viện trưởng Viện Sử học

“…Toàn bộ công tích của nhà Mạc cống hiến cho dân tộc đã được sử sách ghi chép. Riêng công trạng của Mạc Đăng Dung có thể tóm tắt như sau:

Khi khủng hoảng cung đình diễn ra trầm trọng, triều đình đổ nát, kinh tế suy sụp, dân tình cực khổ, Mạc Đăng Dung đã dẹp được các phe phái phân chia, cát cứ, lên ngôi, tạo dựng được cơ nghiệp cho con cháu nối đời, góp phần ổn định đời sống xã hội, xây dựng và phát triển đất nước về mọi mặt: kinh tế, văn hoá, xã hội trong hơn nửa thế kỷ. Thành tựu của nhà Mạc không ai có thể phủ nhận được.

Xét về sự nghiệp dựng nước thì bao giờ cũng là “Vạn sự khởi đầu nan”-công lao đó thuộc về Mạc Đăng Dung.

Nhân dân ta một khi đã thừa nhận là nhà Mạc có những cống hiến nhất định cho dân tộc thì không thể  không thừa nhận công lao của Mạc Đăng Dung.

Nói tóm lại, với 65 năm tồn tại và phát triển, nhà Mạc đã có cống hiến nhất định vào lịch sử dân tộc. Công lao sự nghiệp của Mạc Đăng Dung đối với nhà Mạc là lớn lao và sự nghiệp dựng nước của nhà Mạc đã được sử sách ghi nhận. Hậu thế chúng ta cần trân trọng và phát huy”.

(Trích bài “Nhà Mạc (1527-1592)-Thái tổ Mạc Đăng Dung (1527-1529)”. Phát biểu tại Lễ tưởng niệm 458 năm ngày mất của Mạc Thái tổ, tổ chức tại Từ đường họ Mạc ở Cổ Trai, Kiến Thuỵ, Hải Phòng ngày 22/8 Kỷ Mão-1999).

Cố GS Trần Quốc Vượng

“…Không nên chỉ nhìn nhận và đánh giá sự nghiệp nhà Mạc qua những gì sử thần nhà Lê viết. Triều đình Lê-Trịnh đối địch với triều Mạc từ đầu đến cuối thế kỷ XVI, và còn tiếp tục đối địch với triều Mạc thu nhỏ ở Cao Bằng ba đời nữa cho đến hết nửa đầu thế kỷ XVII; do vậy sử thần nhà Lê-Trịnh bôi xấu triều Mạc là chuyện tất nhiên. “Yêu nên tốt, ghét nên xấu” là chuyện thường tình…

Ta cần bổ sung bằng các tư liệu điền dã trong nước, tư liệu nước ngoài để “hiểu” về nhà Mạc ngày càng cụ thể, sâu sắc hơn…

Tuy vậy, đọc Đại Việt sử ký toàn thư, ta vẫn lọc được vài thông tin quý về đời Mạc. Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn bổ sung rất nhiều cho Toàn thư về diễn biến lịch sử thế kỷ XVI.

Mạc Đăng Dung lấy ngôi vua nhà Lê không phải từ tay một vua Lê anh hùng như Lê Lợi, một vua Lê có học vấn và tài năng lớn như Lê Thánh Tông mà là từ những vua Lợn, vua Quỷ… Sự thay thế đó là hợp lẽ Đời và Đạo.

Toàn thư (tập IV, KHXH, 1968, tr 118) chép: “Bấy giờ thần dân trong nước theo Mạc Đăng Dung đều đón vào kinh sư”. Bài chiếu nhường ngôi, do Đông các Đại học sĩ Nguyễn Văn Thái thảo viết, việc ấy là “theo lẽ phải”! Lễ phải chính trị, nhân văn…”
 

(Trích bài “Mấy vấn đề về nhà Mạc” Trong cuốn “Nhà Mạc và dòng họ Mạc trong lịch sử”, Viện sử học xuất bản, 1996, tr.25.).


“…Nếu Dương Kinh của nhà Mạc được xây dựng thành công, nếu nhà Mạc tồn tại lâu hơn nữa thì Đại Việt lần đầu tiên có kinh đô-cảng thị (port-capital) công thương nghiệp miền Hải Dương và cả nước phát triển mạnh mẽ hơn và chắc trong lòng xã hội quân chủ quan liêu đã nảy sinh được những nhân tố mới của một phương thức sản xuất mới, kinh doanh mới, quản lý mới…

Tiếc thay nhà Mạc đã thổi “tiếng kèn ngập ngừng” trong hành động hướng biển và hướng ngoại và các phần tử thủ cựu nhất của hàng ngũ quan liêu-địa chủ-sĩ phu Nho giáo đã tập hợp nhau ở xứ Thanh-nơi dân sinh dân trí còn kém phát triển hơn cư dân châu thổ Bắc Bộ-để quay ngược bánh xe lịch sử, dưới hình thức “trung hưng nhà Lê” cùng cái nhìn hướng nội và trọng nông trọng sĩ, tôn sùng Nho giáo. Chúng ta chứng kiến một thời kỳ quân chủ suy tàn rồi mất nước cho thực dân…”
 

(Trích bài “Hải Phòng nhìn từ thủ đô Hà Nội” trong cuốn “Việt Nam cái nhìn địa-văn hoá”, Nxb Văn hoá dân tộc-Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, Hà Nội-1998, tr 212)



“Gia phả họ Nguyễn (Hà Nội) ghi: “Trúc khê hầu Nguyễn Độ vào năm Cảnh Thống thứ 3 (1500) đã có đến 1930 mẫu ruộng các loại, trong đó có 514 mẫu 5 sào ruộng thế nghiệp; gia phả họ Nguyễn Vĩnh ghi thời Quang Thiệu (1516 - 1522) gia đình đã có tất cả 2670 mẫu ruộng; gia phả họ Nguyễn Lý ở Gia Miêu, huyện Hà Trung (Thanh Hoá) ghi vào cuối thời Lê sơ, gia đình được cấp tất cả hơn 2073 mẫu, 5 sào, 5 thước ruộng thế nghiệp và con cháu Nguyễn Lý thì được ban riêng 50 mẫu ruộng lộc để thờ cúng tổ tiên đời đời; gia phả họ Ngô ở Động Bàng (Thiệu Yên - Thanh Hoá) ghi: Dực quốc công Ngô Bang từng nói: “Tự điền của tiền thế có hơn 1 vạn mẫu, trữ được vài trăm vạn đấu thóc”. Một tấm bia ở Nghệ An còn ghi rõ các khu ruộng của Cương quốc công Nguyễn Xí, giải ra trên địa bàn 93 xã thuộc 25 huyện với tổng diện tích 5135 mẫu. Gia phả dòng họ Lê Thọ Vực cũng ghi rõ tổng số ruộng của 2 cha con là 2366 mẫu. Các quý tộc tôn thất cũng trở thành những địa chủ lớn, tập trung trong tay nhiều ruộng đất. Tất nhiên một phần lớn trong số ruộng đất này là ruộng thế nghiệp. Theo bia, công chúa tự điền các xứ liệt hậu thì tổng diện tích ruộng đất thờ tự của một công chúa nhà Lê (bia dựng vào năm Hồng Thuận thứ 5 - 1514) là 116 mẫu 1 sào 2 thước” [83, 245 - 246].

“Các quan vâng mệnh đi sứ nước ngoài, mà chỉ chăm về việc mua bán thì phải tội biếm hay đồ. Nếu là vật quý lạ, cùng là sách vở, và các thứ thuốc men thì cho phép được mua. Khi về nước đến quan ải phải khai rõ từng thứ; quan ở trấn ấy, sai người đệ trình các thứ đó về kinh để kiểm soát; nếu có thứ già đáng dâng lên cho nhà vua dùng thì sẽ trả lại số tiền mua thứ ấy; còn các thứ khác sẽ trả lại cho người đi sứ. Nếu giấu giếm không khai thực, đều bị xử tội biếm hay bãi chức; đồ vật đó sẽ tịch thu sung công” [96, 96].
 
Hoạt động buôn bán ở các đô thị chưa thực sự sầm uất, song các chợ ở ven đô và chợ làng hoạt động khá tấp nập. Chợ Bộc Động (Hà Nội) là “nơi tụ hội tài vật trong thiên hạ”. Chợ Đặng Xá “là một khu hàng hoá sầm uất”; chợ Đào Xá “quán chợ trải ra la liệt”, còn chợ Phù Ninh thì “hàng hoá khắp nơi tấp nập đổ về” trong đó chủ yếu là vải vóc và thuốc bắc, chợ Vẽ “là nơi phồn thịnh đệ nhất Sơn Tây. Của cải đến ùn ùn, thuyền bè về san sát” [4]. Chợ Đại Phúc của xứ Thuận Quảng “Bốn phương thông suốt, tám hướng thênh thang, đường sá bằng phẳng, nghìn lạch trăm ngòi, thuyền bè tấp nập. Đây là nơi đô hội của miền Thổ Rí” [1, 90 - 91].


Nhà nghiên cứu Lê Văn Hòe


 “… Cái khuyết điểm lớn nhất của cuốn Việt Nam sử lược là ở chỗ đã nặng lời biếm nhục Mạc Đăng Dung - vua Thái Tổ nhà Mạc… Sự thật khác hẳn. Mạc Đăng Dung bị hiểu lầm. Mạc Đăng Dung là một người anh hùng lập thân trong thời loạn. Mạc Đăng Dung là người yêu nước thương dân. Mạc Đăng Dung là người có tài ngoại giao”.
 

(Trích Hồ Quý Ly-Mạc Đăng Dung, Quốc học thư xã, Hà Nội-1959, tr 25)


Tổng thư ký Hội khoa học lịch sử Việt Nam - Dương Trung Quốc

 “Nhà Mạc là một triều đại lịch sử tồn tại trên tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc…. chỉ có 65 năm nhưng một triều đại để lại những dấu ấn đậm nét trên nhiều phương diện của lịch sử dựng nước (giáo dục, kinh tế, an ninh xã hội, nghệ thuật kiến trúc…). Lịch sử cũng ghi nhận trong 65 năm trị vì của nhà Mạc những nhân tố của một thời kỳ phát triển (thịnh trị)”
 

(Tạp chí Cửa biển năm 2004)


PGS.TS Trần Thị Vinh-Viện Sử học

“…Nhiều nhà viết sử và nghiên cứu lịch sử cho Mạc Đăng Dung là kẻ “cướp ngôi”, là “thoán đoạt”, là “nghịch thần”, v.v.. và v.v.. Nhưng hãy hỏi nếu như trong tình thế lịch sử lúc đó ở triều chính nhà Lê, vua không ra vua, tôi không ra tôi, vậy ai sẽ là người đứng lên gánh lấy sứ mệnh trọng đại này? Nếu không là Mạc Đăng Dung thì sẽ là một người nào đó. Vì vậy sự kiện Mạc Đăng Dung phế bỏ triều Lê-một triều đại mà Mạc Đăng Dung đã từng gửi gắm ba phần tư quãng đời để lập ra triều đại mới của dòng họ Mạc không phải là một điều sỉ nhục như nhiều sử thần thời phong kiến đã gán cho Mạc Đăng Dung. Đã đến lúc Mạc Đăng Dung và triều đại nhà Mạc phải được trả về vừa tầm với vị trí của mình. Tôi đồng tình với một số ý kiến của giới sử học gần đây trong cách đánh giá Mạc Đăng Dung và nhà Mạc. Tức chúng tôi nhìn nhận Mạc Đăng Dung không phải như một kẻ “nghịch thần” và cũng nhìn nhận một cách tương đối có cơ sở về những đóng góp của vương triều Mạc trong tiến trình lịch sử nói chung. Nếu coi Mạc Đăng Dung là kẻ “thoán đoạt”, là “nghịch thần”, v.v.. và coi nhà Mạc là “nguỵ triều” tức là đã phủ nhận những đóng góp chung của nhà Mạc trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, giáo dục và nghệ thuật. Còn nếu coi những hoạt động chính trị của Mạc Đăng Dung ở cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI dẫn tới việc thiết lập vương triều Mạc là có tội thì trước kia vào cuối thời Lý đầu thời Trần, Trần Thủ Độ cũng dùng mưu mẹo thậm chí dùng cả hành động độc ác ép Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh, giành cơ đồ về tay nhà Trần đưa nhà Trần lên trường chính trị tương tự như vậy tại sao lại không bị lịch sử lên án? Nói tóm lại trong lịch sử chế độ quân chủ Việt Nam, viẹc triều đại này đổ, triều đại kia lên là một tất yếu lịch sử. Như triều Lê thay triều Đinh, triều Lý thay triều Lê, triều Trần thay triều Lý, triều Hồ thay triều Trần, và triều Mạc thay triều Lê cũng là điều tất yếu lịch sử. Một số nhân vật như Trần Thủ Độ, Hồ Quý Ly hay Mạc Đăng Dung gắn liền với các sự kiện thay đổi của các triều đại nói trên cũng là tất yếu lịch sử. Những nhân vật đó không thể bị coi là có tội trước lịch sử như quan niệm cũ”.
 

(Trích bài “Thể chế chính trị ở Việt Nam cuối thế kỷ XV đầu XVI và những hoạt động chính trị của Mạc Đăng Dung tiến tới thành lập Vương triều Mạc” trong cuốn “Vương triều Mạc”)


“…Vương triều Mạc chính thức tồn tại với một thể chế quân chủ, bao gồm đủ cơ cấu, đủ thành phần giai cấp trong bộ máy lãnh đạo Nhà nước.

Nhà nước quân chủ thời Mạc tuy bận rộn nhiều về chiến sự, nhưng đã chú ý tới các lĩnh vực khác của đời sống xã hội như: kinh tế, văn hoá, giáo dục và nghệ thuật. Phải chăng việc làm đó đã tạo cơ sở cho Vương triều Mạc tồn tại trong tình hình chính trị bất ổn định ở thế kỷ XVI.

Vương triều Mạc,cần phải được thừa nhận như một vương triều của chế độ quân chủ tập trung. Tất nhiên chế độ quân chủ tập trung của nhà Mạc không thể so sánh được với chế độ quân chủ tập trung thời Lê sơ, nhưng đặt trong bối cảnh lịch sử thế kỷ XVI-thế kỷ người ta thường gọi là loạn phong kiến thì chế độ quân chủ tập trung nhà Mạc về mặt nào đó mang tính chất tích cực nhất định đối với xã hội Việt Nam lúc bấy giờ”
 

(Trích bài “Chế độ quân chủ thời Mạc (1527-1592) và thể chế chính trị đương thời” trong cuốn “Vương triều Mạc”)


Cố GS.TS Trương Hữu Quýnh-Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

“…Chính Đại Việt sử ký toàn thư cũng viết: “Bấy giờ thần dân trong nước đều theo Mạc Đăng Dung, đến đón vào kinh sư” (Sđd, tr 118). Tác giả Đại Việt thông sử cũng hoạ theo: “lúc này thần dân phần nhiều xu hướng về Đăng Dung, đề ra đón về kinh đô” (Sđd, tr 264).

Như vậy, có thể thấy rằng Mạc Đăng Dung đã cướp ngôi không phải vào lúc nhà Lê đang được suy tôn, kiểu như ở thời Lê Nghi Dân, mà vào lúc nhà Lê đã quá suy yếu, nhân dân chán nản cảnh chiến tranh giữa các phe phái phong kiến, mong muốn vãn hồi hoà bình để xây dựng lại cuộc sống. Nếu đúng như sử cũ đã ghi lại thì ít nhất có một bộ phận nhân dân dã tin ở họ Mạc và sẵn sàng ủng hộ họ Mạc. Chính vì vậy mà trong hơn 10 năm đầu của triều đình Mạc, đất nước trở lại yên bình. Đại Việt thông sử ghi: “Đăng Doanh thấy trong nước có nhiều trôm cướp, bèn re lệnh cấm nhân dân các xứ không được mang gươm giáo, dao nhọn và các đồ binh khí ngoài đường. Nếu kẻ nào trái lệnh, cho Pháp ty bắt trị tội. Từ đấy, những người đi buôn bán chỉ đi tay không, không phải đem theo khí giới tự vệ, trong khoảng mấy năm, trộm cướp biệt tăm, súc vật chăn nuôi tối đến không phải dồn vào chuồng, cứ mỗi tháng một lần kiểm điểm mà thôi. Mấy năm liền được mùa, nhân dân bốn trấn đều được yên ổn”(Sđd, trang 276). Đại Việt sử ký toàn thư ghi thêm: “đường sá không nhặt của rơi, cổng ngoài không đóng”(trang 126).

Tóm lại, nhà Mạc là một sản phẩm của tình hình xã hội Đại Việt đầu thế kỷ XVI, khi mà phương thức sản xuất phong kiến đi vào thế ổn định, cơ sở kinh tế xã hội của chế độ trung ương tập quyền đã bị phá vỡ. Nhà Mạc là nhà nước đầu tiên của giai đoạn mới này của chế độ phong kiến Việt Nam chứ không phải là triều đại gây nên sự suy tàn của xã hội phong kiến, gây nên sự sụp dổ của chính quyền quân chủ tập trung, tình trạng chiến tranh và chia cắt đất nước sau này.”
 

(Trích bài “Nhìn lại một số việc làm của nhà Mạc” trong cuốn “Nhà Mạc và dòng họ Mạc trong lịch sử”)


Cố PGS Chu Quang Trứ-Viện Mỹ thuật

“ Các bộ sử xưa thường coi nhà Mạc là “nguỵ triều”, không công nhận là chính thống nhưng cũng không phủ nhận được, nên trong khi viết về nhà Lê đã ‘phụ chép” về các vua nhà Mạc. Tuy nhiên, với tính khách quan của ngọn bút chép sử, các sử gia xưa đã dành nhiều dòng ca ngợi sự thịnh trị và nền nếp của triều đình Mạc cũng như sự được lòng dân của nhà Mạc. Nếu chiếu sử biên niên với những di tích và di vật may mắn còn lại của nhà Mạc, chúng ta mới có cơ sở chắc chắn để đặt niềm tin và tình cảm vào vương triều này. Ở đây, chúng tôi dưới góc độ mỹ thuật, dựa vào những di vật mới phát hiện và chỉ tuyển chọn, nhất là trên địa bàn Hải Phòng để khẳng định có thật một giai đoạn “Mỹ thuật Mạc”. Qua đó, hiểu thêm chính sách xã hội và kinh tế của nhà Mạc…

…Như vậy mỹ thuật Mạc là có thật với sự phát triển rộng và phong cách riêng (trong đó đất căn bản là xứ Đông), nó góp phần tạo nên bộ mặt đặc sắc của xã hội Việt Nam thế kỷ XVI”.
 

(Trích bài “Hiểu về xã hội Mạc qua mấy phát hiện về mỹ thuật Mạc ở xứ Đông” trong cuốn “Nhà Mạc và dòng họ Mạc trong lịch sử”).

 

 “Tại chùa Bạch Đa (Phúc Hải) có pho tượng đá Đức Vua mà trong thời Lê trung hưng phải chôn dấu dưới ao, pho tượng to bằng người thực, đội mũ bình thiên, mặc hoàng bào, cầm hốt, ngồi ngai, chẳng những hoa văn trang trí thuộc nghệ thuật thời Mạc , ở lưng còn hai câu chữ Hán : “Diên Thành tam niên, tứ nguyệt , sơ nhất nhật tân tạo thạch phật  nhất tướng ;…Đặng Thái, Trần Kim”. Ngày 1-4 Diên Thành 3, tức năm 1580 làm một pho tượng phật bằng đá (người tạc là Đặng Thái, Trần Kim). Mặt bệ ghi tên một số người cúng tiền. Có thể tin Đức Vua ở đây là vua Mạc đã được đồng nhất với Phật để đưa vào chùa thờ. (Chu Quang Trứ: Hiểu về xã hội Mạc…trong sách  Nhà Mạc và dòng họ Mạc…, sách đã dẫn. tr.266)


GS Văn Tạo 

 
“Từ đây, xã hội Việt chuyển sang một “ trang” mới, dù cho về cơ bản vẫn là chế độ quân chủ chuyên chế Nho giáo. Nhà Mạc đã xóa bỏ nhiều cấm đoán khắt khe của nhà Lê sơ, Phật giáo nhất là Đạo giáo dân gian được thở trong bầu không khí khá thoáng” (Trần Lâm Biền. Hội thảo Vính Phúc, tr. 458)
 
 “Chúng tôi tạm có thể yên tâm mà nói rằng, thực sự đã có một nền mỹ thuật Mạc riêng. Nền mỹ thuật này đậm tính nhân bản, biểu hiện nhiều yếu tố tự do, phản ánh được một số vấn đề của lịch sử….Cuối cùng có thể nói rằng, nghệ thuật tạo hình dân dã trong thế kỷ XVI đã diễn ra dưới mắt ta như một sự “bùng nổ” tất yếu. Dưới bàn tay điêu luyện của nghệ sỹ đương thời, dòng nghệ thuật dân tộ đã được kế thừa và phát triển như mở đầu cho một thời kỳ “phục hưng” . Và, mỹ thuật cổ đã mang tư cách như một khía cạnh để phản ánh lịch sử” (Trần Lâm Biền)
 
GS.VS Phan Huy Lê: Tổng kết hội thảo khoa học “Nhà Mạc và hậu duệ trên đất Vĩnh Phúc”

          “Bây giờ chúng ta nhận thức nhà Mạc không chỉ là một vương triều chính thống như tất cả các vương triều khác, rõ ràng vương triều có nhiều công lao đối với phát triển đất nước, một vương triều có tư tưởng có thể nói là hợp thời hơn, phóng khoáng hơn so với tư tưởng Nho giáo nhất là tư tưởng Tống Nho của thế kỷ 15. Trên cơ sở đó đưa đến sự phát triển kinh tế, nhất là thủ công nghiệp, thương nghiệp, đặc biệt dấu ấn về mặt văn học. Ta ghi nhận mặt tiến bộ đó của vương triều Mạc. Rồi chúng ta cũng thấy là sau khi thất thủ ở Thăng Long thì Vương triều Mạc cũng rất phát triển. Các vị đọc lại lịch sử Việt Nam thôi thì năm 1592 khi ở Thăng Long nhưng năm 1690 con cháu vương triều nhà Mạc chiếm cứ khắp cả các vùng ở miền trung du, một phần đồng bằng, nhất là phần trung du miền núi phía Bắc , sau đó rút về Cao Bằng”.
 
Cầm Trọng

 

1754-1769 có một thủ lĩnh phong trào nông dân nổi tiếng là Hoàng Công Chất đã lấy trung tâm Mường Thanh để xây đắp thành lũy gọi là thành “phủ chiềng lè” (phiên là Trình Lệ). thời đó Mường Thanh trở thành căn cứ của nông dân nổi dậy chống triều đình Lê-Trịnh mục nát; đồng thời cũng là trung tâm của toàn thể khu vực “mười sáu châu mường”, đúng như câu:

                    “Đây!dưới xuôi có vua
                    Trên này có chúa
                    Những miền  như Mường Puồn, Châu Ét
                    Từ Đà Bắc, Chợ Bờ
                    Lại phía trên như Mường So, Mường Là đổ lại
                    Tất cả đều quy phục chúa Mường Thanh…” (tr.325)
                   
          Hoàng Công Chất có thể xưng chúa và biến Mường Thanh thành trung tâm của “Mười sáu châu mường” được là nhờ trước hết ông dã có công chỉ huy nghĩa quân thực hiện nhiệm vụ quét giặc cỏ từ Vân Nam vào cướp  phá. Sau đó ông mới quay sang làm nhiệm vụ của cuộc khởi nghĩa nông dân chống triều đình Lê-Trịnh mục nát” (tr.340)
 

          (Cầm Trọng: Người Thái ở Tây Bắc Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, H. 1978)

 
Khoa học xã hội Việt Nam
        

- Dương Văn An (thế kỷ 16) trong sách Ô châu cận lục viết về vùng đất Thuận Hóa, Quảng Nam dưới thời nhà Mạc cai quản như sau : “Tháng Tư, táng Năm lúa chín đầy đồng, gặt hái không kịp, tháng 6, tháng 7 thả trâu ngoài đồng, cả tuần không cần chăn dắt” (PGS. TS. Tạ Ngọc Liễn: Nhìn lại môn lịch sử, nên công bằng với nhà Mạc, Mactoc.com, ngày 10-11-2012)
 
 - 
Hoàng Công Chất không những lãnh đạo nhân dân tiếp tục đấu tranh chống chế độ phong kiến mà còn kiên quyết đánh lùi các cuộc xâm lấn, cướp bóc của nước ngoài, làm nhiệm vụ bảo vệ vùng biên cương phía Tây của Tổ quốc. Phong trào nông dân từ chỗ đánh đổ trật tự phong kiến đã vươn lên đảm đương lấy nhiệm vụ bảo vệ đất nước, xây dựng cuộc sống cho nhân dân.” (Lịch sử Việt Nam-Viện


KHXH Việt Nam, NXB Khoa họcxã hội, 1971, tr. 329


Đinh Khắc Thuân
 
Phần lớn chùa được xây dựng. tu bổ thời kỳ này có sự tham gia công đức của các thành viên  trong hoàng tộc và quan lại trong triều. tuy vaayjddaay vẫn là chùa làng, do dân làng, do dân làng trông nom hương khói và lo liệu tu bổ xây dựng. Ngay trong cả những ngôi chùa được xây dựng với sự tham gia công đức của các thành viên trong hoàng tộc và quan lại trong triều như đã kể trên, thì vẫn có số đông dân làng và thiện sãi ở địa phương chăm sóc. Chẳng hạn như trong sơ những người công đức xây duwngjchuaf Bối Khê (Hà Tây) năm 1529. có trên hai trăm vị thiện sãi và hơn 100 dân làng. Nhân dịp sửa chữa chuafD]ơng Nham (Chí Linh, Hải Dương), năm 1552, có 10 thiện sãi, 12 thiện vãi vaf105 dân làng già trẻ trên dưới tham gia hưng công. Đây hoàn toàn là những ngôi chùa thuộc sở hữu ủa làng xã, trong khi đó ở thời Lý Trần có không ít  ngôi chùa là sở hữu riêng  của một số quý tộc. chùa Diên Phúc (mỹ Hào, Hưng Yên) dựng năm 1157. niên hiệu Đại Định 11 thời Lý Anh Tông, do Việt Quốc công Đỗ anh Vũ (1114-1159) dựng để mẹ thờ Phật, Văn bia chùa Phúc Lâm (Hà Tây ) khắc năm 1578, cho biết “vào thời Trần, thái sư cấp 25 người thay nhau lo liệu đèn nhang” . Văn bia chùa Linh Vệ (Ninh Bình) khắc năm 1582, cho biết rằng chùa này vốn do công chúa Trần Tôn Linh thời Trần xuất gia tu hành ở đây , sau thành nơi thờ cúng Phật và công chúa. còn văn bia chùa Thánh Ân (Bắc Ninh) dựng năm 1587, ghi rằng: “Trần Nhân Tông Điều ngự Giac hoàng triều trước cấp cho chùa ruộng tam bảo 70 mẫu ruộng và 7 gia nô là Phạm Túc, Phạm Dự, Phạm Đội, Phạm Cai, Phạm Sa, Phạm Hào và Phạm Hi để cày cấy phụng thờ”

Rõ ràng là dưới thời Lý Trần, các ngôi chùa trên do vua hoặc quý tộc xây và cho nô tỳ của họ đến định cư cày cấy ruộng Tam bảo đểtrông nom đèn nhang. Trường hợp văn bi chùa Sùng Khánh ở Ngu Nhuế, huyện Lý Nhân (Hà Nam) khắc năm 1583, thì cho biết ;chùa này có từ trước, vốn do các chủ hộ trong thôn trông nom đèn nhang, nhưng vì con cháu các chủ hộ thưa ít , khó bề chu tât stho phụng, cung Phật hư hỏng, không thể lưu giữ được về sau chẳng bằng giao cho tôn lưu giữ muôn đời”.

Như vậy, những ngôi chùa sở hữu  có tính chất tư nhân thuộc về các quý tộc này ở thời Lý, thời Trần dần dần trở thành sở hữu công cộng và đến thời Mạc thì đã hoàn toàn là sở hữu chung của cộng đồng làng xã. Nó gắn với làng và không ngừng mở rộng đồng thời với sự phát triển của làng xã, với các họt động nơi làng xã. Có nghĩa là sự quản lý chùa Phật đã chuyển dần từ Nhà nước sang chomdaan làng. Chính vì vậy mà Phật giáo ngày càngđược dân gian hóa từ thế kỷ 15-16.
 

(Sách Góp phần nghiên cứu lịch sử triều Mạc ở Việt Nam, NXB KHXH, 2012, tr. 175-176)

         


([1])Biếm: Quan bị giáng chức (Thiều Chửu, Hán Việt tự điển, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 2011, tr.578) 

([2])Biếm: Quan bị giáng chức (Thiều Chửu, Hán Việt tự điển, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 2011, tr.578)  

 

Tác giả bài viết: GS.TSKH Phan Đăng Nhật

Bình luận

Nguyễn Khắc Thanh

Nguyễn Khắc Thanh - 09/08/2019 09:54:27

Bác Nhật cho con hỏi là phần của tác giả Đinh Khắc Thuân có ghi chùa "D]ơng Nham (Chí Linh, Hải Dương), năm 1552, có 10 thiện sãi, 12 thiện" là chùa gì vậy ạ? Con cảm ơn nhiều

Nguyễn Khắc Thanh

Nguyễn Khắc Thanh - 09/08/2019 09:53:04

Bác Nhật cho con hỏi là phần của tac

Viết bình luận