NÉT ĐẶC SẮC CỦA GIÁO DỤC VÀ VĂN HÓA NHÀ MẠC

NÉT ĐẶC SẮC CỦA GIÁO DỤC VÀ VĂN HÓA NHÀ MẠC

Đạo diễn Phạm Hùng

Giám đốc Công ty điện ảnh Sao Khuê

Đến hôm nay từ góc nhìn của các nhà khoa học và nghiên cứu lịch sử trong nước và đặc biệt là nước ngoài dưới ánh sáng lý luận của Đảng chúng ta có thể khẳng định rằng: Nhà Mạc là nhà cách mạng- nhà cải cách đầu tiên trong lịch sử Việt Nam dám mạnh dạn chọn con đường đổi mới toàn diện để đưa dân tộc và đất nước lên một tầm cao mới.

Di sản của cách mạng và đổi mới mà các vương triều Mạc để lại gần như đầy đủ trên các phương diện: hành chính- luật pháp, chính trị- kinh tế, sản xuất hàng hóa, xuất- nhập khẩu….nhung giới hạn trong bài này tôi chỉ có nguyện vọng nhỏ nhoi là biên tập mở ra một góc nhìn nhận, suy ngẫm và đánh giá trung thực khách quan về giáo dục và văn hóa nhà Mạc.

1: Nhà sử học- giáo sư người Mỹ John Whimore- thầy học của giáo sư- tiến sĩ Keith Taylor- Tác giả cuốn “ The Birth of Vietnam” ( Sự hình thành của Việt Nam) nổi tiếng đã khẳng định: cái gì nhà cải cách Hồ Qúy Ly thất bại thì Mặc Đăng Dung và con cháu đã làm được ( theo cố giáo sư Trần Quốc Vượng). Trước nhà Mạc các vương triều nhà Trần, nhà Lý và các vua Lê anh minh đã phát triển nề giáo dục và văn hóa Đại Việt đến một tầm cao xứng đáng, rực rỡ.

Nhưng muốn gì từ các sử liệu của chúng ta cũng như nước ngoài mà đặc biệt là các sử liệu Trung Quốc chúng ta vẫn cảm nhận: giáo dục- văn hóa trước nhà Mạc là giáo dục văn hóa cung đình phục vụ cung đình phục vụ các hoàng thân quốc thích các cận thần – quan lại của các nhà vua và dòng họ.

Chẳng thế mà chỉ có con cháu vua quan dòng họ thế lực cầm quyền mới được học hành đến nơi dến chốn mới được thi cử để kế tục làm quan – “ Con vua thì lại làm vua- con sãi ở chùa thì quét lá đa”.

Đến thời Mạc Đăng Dung- và nhất là giai đoạn Mạc Đăng Doanh làm vua giáo dục đã có những thay đổi lơn lao.ngoài việc tiếp tục rèn giũa con cháu dòng họ để phục vụ đất nước các vương triều Mạc đã nhận ra và xác định : sự nghiệp là của thần dân thiên hạ, lấy dân làm gốc, mạnh là ở dân và suy cũng ở dân. Với cách nhìn đó nhà Mạc đã xác định rõ mục tiêu giáo dục: “ phải nâng cao dân trí- nâng cao trình độ hiểu biết và nhận thức của dân chúng thì nước mới mạnh và bền vững! nước có dâng lên thì con thuyền triều đại mới nổi lên!.

Bởi vậy các văn sĩ trí thức các nhà khoa học thời Mạc không nhất thiết bắt buộc phải phục vụ triều đình.Họ có quyền tự do lựa chọn con đường và sự nghiệp của mình. Trong sử Việt, thường nhắc đến thời Mạc có một lớp sĩ phu về ở ẩn chung chung cũng chưa hẳn đúng từ “ ẩn” ở đây là ẩn trong nhân dân trong cộng đồng xã hội. Họ ẩn để dạy dỗ con em nhân dân con em lao động lầm than là số đông là động lực chính để phát triển xã hội, tiêu biểu trong số họ là trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Chính sự lẫn lộn với quần chúng với thôn làng mà ngày nay trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm được giới triết học trong và ngoài nước tôn vinh là một trong những nhà triết học hàng đầu của Việt Nam.

Thời nhà Mạc việc dạy học thi cử được khuyến khích phát triển cao độ. Các trung tâm giáo dục các văn miếu địa phương được hình thành và xây dựng khắp nơi. Đặc biệt văn miếu Mao Điền- Hải Dương nơi trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm thi đỗ kỳ thi hương.

Trong 65 năm trị vì ở Thăng Long và gần 100 năm về cao bằng nhà mạc đã đào tạo từ cung đình và từ nhân dân số lượng đốc trạng nguyên tiến sĩ không kém gì nhà Lê.Nhưng điều cốt lõi ở đây là nhà Mạc đã mạnh dạn kết hợp được tinh thần dân tộc và thời đại một cách hài hòa bề vững mà không còn bị trói buộc bởi chế độ quân chủ nho giáo thời lê sơ tự do thi tuyển công bằng và cởi mở khồng còn phân biệt đẳng cấp hay giới tính. Chính vì vậy suốt thời kỳ phong kiến Việt Nam chỉ một lần xuất hiện trong thời nhà Mạc tiến sĩ nữ duy nhất Nguyễn Thị Duệ- bà là chúa sao sa mà sau này nhân dân vẫn thờ phụng tôn sùng.

Chính sự giải phóng sức sáng tạo phát huy dân chủ mà nhà Mạc đã cống hiến cho dân tộc nhiều tiến sĩ trạng nguyên nhiều hiền tài nguyên khí quốc gia.
           Trước thềm đại lễ kỉ niệm 1000 năm thăng long – Hà Nội tổ chức văn hóa- khoa học- giáo dục liên hiệp quốc UNESCO đã quyết định công nhận các bia tiến sĩ Văn Miếu- Quốc Tử Giám thời Lê- Mạc là di sản tư liệu thế giới khu vực châu á thái bình dương trongđó có công lao đóng góp của các vương triều nhà Mạc: Đã trùng tu tôn tạo văn miếu- Quốc Tử Giám sau khi bị tàn phá trong những năm tháng chiến tranh loạn lạc, và có những tấm bia nhà Mạc mang giá trị lịch sử quý giá.

Tóm lại, thời Mạc giáo dục lần đầu tiên trở thành nền giáo dục nhân dân, giáo dục vì dân, vì nâng cao dân trí và kiến thức cộng đồng xã hội với tiêu chí: Nước dâng thì thuyền dâng! Đó là sự độc đáo và chói sáng đỉnh cao của giáo dục thời Mạc, đó là cội nguồn và khai sáng nền giáo dục nhân dân của chúng ta hôm nay!.

2.Mục tiêu giáo dục thời Mạc đã được chứng minh rõ ràng và khoa học tại các hội thảo khoa học lịch sử khác nhau. Nhưng, sản phẩm của giáo dục thì cho đến tận bây giở cũng rất ít ai đề cập đến!.

Nhìn tổng quát, thì sản phẩm – kết quả và di sản của giáo dụcrất nhiều và đa dạng. Nhưng hôm nay, tôi chỉ xin đề cập đến một loại hình sản phẩm lớn nhất, đặc trưng nhất của giáo dục là Văn hóa!

Vìa chục năm nay, tôi vẫn băn khoăn, trăn trở: tại sao chúng ta lại tách văn hóa và giáo dục ra thành hai mảng, hai nhiệm vụ khác nhau.

Thử hỏi, nếu không có giáo dục cộng đồng, giáo dục nhà trường, giáo dục dòng họ, làng xóm, giáo dục gia đình thì liệu có tồn tại văn hóa không?

Ta có thể khẳng định rằng – không có nền giáo dục se chẳng có nền văn hóa nào cả!

Giáo dục bao giờ cũn phải đi trước! bởi vậy, giáo dục chính là thân sinh của văn hóa!

Nhìn lại, theo dòng lịch sử Việt, nhà Mạc đã để lại dáu ấn gì trong lĩnh vực văn hóa!

Cũng như giáo dục, nhà Mạc đã tiên phong trong sự nghiệp đưa văn hóa về với nhân dân, về với cội nguồn nơi chính nó được sinh ra.

Các vương triều trước, văn hóa chủ yếu phục vụ trong cung đình, cho vua chúa, quan lại, những lễ hội mang nặng lễ hộ cung đình, các màn trình diễn múa hát , chầu văn, hát xoan, hát lượn đều phục vụ tầng lớp trên, đẳng cấp thượng lưu.

Để văn hóa và lễ hội về với cộng đồng dân cư, điều đầu tiên nhà Mạc đã khuyến khích phat triển hàng loạt các đình làng, là nơi để dân làng tụ họp tổ chức các hoạt động văn hóa, vui chơi, lễ hội mang nét riêng của dịa phương mình, thành trung tâm sinh hoạt văn hóa tâm linh cộng đồng làng xã.

Các nhà nghiên cứu khoa học và khảo cổ đã xác định chuẩn xác và rõ ràng những ngôi đình xây dựng thời Mạc như: đình Thụy Phiên, đình Tây Đằng, Hữu Lũng, Lỗ Hạnh, Thổ Hà, đình Là,đình Yên Sở…Ở các ngôi đình này, những nghệ nhân thời Mạcđể lại nghệ thuật chạm khắc gỗ tinh xảo và độc đáo bản sắc nhà Mạc.

3.Gốm sứ nhà Mạc – Một sản phẩm văn hóa độc đáo thời Mạc đã tôn vinh nền văn hóa việt ra nước ngoài, gốm sứ nhà Mạc!

Gốm sứ nhà Mạc không những kế thừa những tinh hoa của thời Trần – Lý, mà còn phát triển, sáng taọ và thổi hồn vào những sản phẩm vô tri để nó trở thành một sản phẩm thuần Việt, mang hồn Việt, không còn phục thuộc vào gốm sứ Trung Hoa, mang bản sắc dân tộc và thoát khỏi sự o bế của Nho giáo.

Bởi vậy, ngày nay, trên nhiều bảo tàng nổi tiếng thế giới, các sản phẩm gốm, sứ nhà Mạc đều được trưng bày nơi trang trọng.

Một điểm nhấn khác của văn hóa nhà Mạc là mĩ thuật thời Mạc. Trong cuốn sách “Mĩ thuật thời Mạc” các tác giả đã khẳng định :Mĩ thuật thời Mạc là một thời kỳ có tính bước ngoặt to lớn trong lịch sử mĩ thuật của dân tộc. Đó là thời kỳ nền nghệ thuật dân tộc trở về với bản thế, về với truyền thống sau ngót một thế kỷ hướng ngoại…”

Đó cũng là thé kỷ chấn hưng phật giáo sau hàng trăm năm bị ức chế bởi chủ trương Nho ức phật của nhà Lê sơ. Phật giáo tuotj khỏi tay các vương hầu quý tộc, tràn về các làng quê…

…Trong cơn biến động lịch sử mĩ thuật Mạc như đang vặn mình  chuyển hóa từ nơi cùng đình sang miến dân dã. Diên mạo của nó chứa rất nhiều yếu tố khác nhau, cái kế thừa thuần thục, dễ nhận, cái mới bắt đầu bỡ ngỡ, khó tin. Chất sang qúy kèm với chất bình dân. Vè trang nghiêm đi kèm với chất phóng túng. Mĩ thuật Mạc đa dạng và khác thường là thế!.

 

4. Một nét lạ và độc đáo khác của nhà Mạc đó là văn hóa ngoại giao đạt đến đỉnh cao. Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng như người bạn vong niên củ ông, trạng nguyên Giác Hải đã làm rạng rỡ trí tuệ Việt Nam, là hai vị trạng nguyên sáng giá nhất của triều Mạc và mọi thời đại Việt Nam.

Trạng nguyên giác Hỉa với kiệt tác – bài thơ”Vịnh Bèo” nổi tiengs dùng để đói đáp với tướng Mao Bá Ôn nhà Minh, và chỉ với  một loại vũ khí trí tuệ - văn hóa thơ mà làm cho  Mao Bá Ôn phải ra lệnh rút 60 vạn quân Minh hùng hổ thì đó quả thật là đỉnh cao cao văn hóa ngoại giao nhà Mạc.

Con cháu nhà Mạc, dòng họ Mạc và xuất xứ từ đại gia đình Mạc tộc có thể ngẩng cao đầu tự hào.

“…Suốt một thời kì  hơn 150 năm nhà Mạc trị quốc và làm đế vương không có một bóng quân Minh nào trên dỉa đất Việt, không có một tên khâm sứ ngoại bang nào hiện diện nơi cung đình, triều chính.

5. Thời nhà Mạc, các đế vương đều xuất phát từ cộng đông nhân dân, từ đời sống lao động sản xuất thực tiễn, nên khi nên ngôi, các vị vua này đều hết sức trân trọng những gì thuộc về thành quả mà người  dân Đại Việt ngàn đời đã tạo dựng. Mặt khác nhà Mạc đã được kế thừa  một di sản vô giá – di sản trí tuệ mà tổ tiên dòng họ Mạc để lại, tiêu biểu là vị tiền nhân: Đệ nhất giáp tiến sĩ Mạc Hiển Tích(tương dương trạng nguyên sau này), được bổ làm Hàn lâm viện học sĩ, Thượng thư bộ Lại;tiến sĩ Mạc Hiển Quan, em ruột Mạc Hiển Tích, làm thượng thư dưới triều  Lý Nhân Tông…

Mạc Đĩnh Chi, hậu duệ của Mạc Hiển Tích, đỗ trạng nguyên năm 1304 đời Trần, đi sứ Trung Quốc, do đối đáp tài giỏi được vua nguyên phong là Lưỡng Quốc Trạng nguyên.

Chính từ những xuất phát đầy nhân văn và trí tuệ mà nhà Mạc đã tạo nên một văn hóa ứng xử - dặt lợi ích dân tộc, quốc gia lên trên quyền lowiuj của họ tộc!

Sau khi lên ngôi, ngoài các công vệc bề bộn mà nhà lê sơ mục ruongx để lại cần khẩn cấp giả quyết, thì Mạc thái Tổ cũng thúc đẩy công cuộc khôi phục, trùng tu, tạo dựng các công trình đền, đài, miếu mao, các chùa mà nhà Trần – Lý – Lê đã xây dựng bị quân Minh tàn phá, hủy hoại – bởi nhà Mạc đã xác định đó là di sản của dân tộc, là báu vật văn hóa thiêng liêng của quốc gia.

Cái khác,cái cao thượng đáng trân trọng của nhà Mạc so với môt số  vương triều khác là ở đó! Không phá sạch, đốt sạch, xóa sổ các công trình văn hóa, kiến trúc của thời trước, triều đại trước đẻ lại!

Ngày nay, chúng ta còn lại một Văn miếu – Quốc Tử Giám – niềm tự hào quốc gia và quốc tế, các ngôi chùa nổi tiếng và linh thiêng trên khắp các vùng đồng bằng Bắc Bộ như :Chùa Nhâ Trai, chùa Trà Phương, Hòa Liễu, chùa Minh Thị, Trung  Hàng ở hải Phòng, chùa nành, chùa Dâu ở Bắc Ninh, chùa Bồ Đề, chùa Vĩnh Nghiêm ở Bắc Giang, còn ở Thăng Long – Hà Nội 1000 năm tuổi có chùa Thầy, chùa Trăm gian, bối khê, chàu dâu, chùa Kim Liên,..chùa Keo – Thái Bình, cùa Cổ Lễ, Phổ Minh ở Nam Định,chùa Bích Động, chùa bàn Long ở Ninh Bình,.. đều có một phần công sức đóng góp lớn lao của các vương triều Mạc.

6.Cuối cùng, một nét văn hóa đặc trưng độc đáo của nhà Mạc mà không hề có bất cứ các vương triều nào của lịch sử, Việt nam mà hôm nay chúng ta cũng đáng trân trọng: Đó là văn hóa bảo tồn nòi giống

Trong dòng sử Việt, cuộc di dân có kế hoạch và tự phát, cuộc thay tên đổi họ để duy trì dòng họ  và độc đáo  và độc nhất, rầm rộ nhất và khắc nghiệt nhất!

Sau khi nhà Mạc thất thủ ở Thăng Long năm 1592 và tạo cao bằng 1685 vau Lê- chúa Trịnh tìm đủ trăm phương ngàn kế xóa bỏ mọi di sản của vương triều Mạc để lại.

Không những vậy, chính quyền Lê – Trịnh còn tàn sát con cháu họ Mạc một cách man rợ với phương châm “Nhổ cỏ nhổ tận gốc”

Bởi vậy, để bảo tồn nòi giống, dòng tộc, con cháu hok Mạc thời đó ý chí tồn tại mãnh liệt đã sáng tạo nên một văn hóa thay tên đổi họ thật đa dạng – khoa học và sinh động, hiệu quả.

Như Cố Giáo sư Trần Quốc Vượng chứng minh:họ Bế tày hóa( “Kinh già Hóa Thổ") ở Cao Bằng, họ Bùi ở quê hương Nguyễn Trãi – Nhị Khê – Thường Tín, các họ có đệm chữ Đăng(Phạm Đăng, Phan Đăng, Lê Đăng) hay từ Mạc đổi sang Hoàng(Huỳnh ) ở miền Trung…

Nhiều hoành phi câu đối không những được ngầm mã hóa để sau này con cháu dựa vào đó con cháu tìm về cội nguồn, mà còn ngụy trang, hình thức hóa thật khéo léo: bóc lớp sơn son thiếp vàng bên ngoài sẽ lộ rõ nguồn gốc Mạc, hay cạo đi lớp vôi quét bên ngoài sẽ lộ diện gia phả các chi họ Mạc…

Chính nhờ nét văn hóa thay tên đổi họ thần kỳ đó mà đến hôm nay, nhà Mạc đã để lại cho lịch sử dân tộc những tên tuổi lớn, như các nhà lãnh đạo nghĩa quân chống pháp: Tổng đốc Hoàng Diệu, Hoàng Công Chất, Đề đốc Tít tức Mạc Đăng Tiết… các nhà cách mạng , tướng lĩnh, tiền bối :Phan đăng Lưu, Thủ tướng Phạm văn Đồng, Hoàng Kế Toại, Phan Trọng Tuệ, tướng Phạm Kiệt, tướng Mạc Ninh, Dương Mạc Thạch – Xích Thắng… Hiện nay trong bộ máy lãnh đạo Nhà nước và địa phương các tướng lĩnh cao cấp, các nhà khoa học hàng đầu, các nhân sĩ, văn sĩ hiện diện rất nhiều co cháu họ Mạc và gốc Mạc.

 

 

 

 

Viết bình luận