ĐÔI ĐIỀU VỀ ĐỜI SỐNG TÔN GIÁO THỜI KỲ NHÀ MẠC

ĐÔI ĐIỀU VỀ ĐỜI SỐNG TÔN GIÁO THỜI KỲ NHÀ MẠC

                                                                                                                                             TS.Lê Thị Chiêng

Tình cảm tôn giáo, niềm tin tôn giáo có trong hầu hết mọi người, không phân biệt người trí hay kẻ ngu. Những vĩ nhân trong lịch sử như L. de Vinci, B.Napoleon, A.Enstein cũng tin vào chúa(Thượng Đế). Các nhà lập hiến khi soạn thảo Hiến pháp của Hoa Kỳ đã nhân danh Chúa, các tổng thống Hoa Kỳ trong lễ tuyên thệ nhậm chức vẫn đặt tay lên Kinh Thánh, Nhật Hoàng nước Nhật Bản trước khi thiết triều không bỏ qua nghi thức lễ thần. Sự khác nhau giữa họ chỉ ở chỗ tình cảm và nhiềm tin tôn giáo ở mỗi người nhiều hay ít, sâu hay nông mà thôi.

  Gặp bối cảnh bất khả kháng, trong những lú nguy nam khẩn cấp, hay khi cần quyết định hoặc giải quyết vấn đè vượt khẳ năng của mình, con người thương truy cầu đến sự gia ngộ của thần linh.Khi chính trị xã hội rối ren, đời sống khó khăn, thiên tai bệnh dịch… thần linh dường như là chỗ dựa tinh thần , thu hút nhiều sự chú ý, quan tâm của mọi người từ triều đình đến thứ  dân. Lịch sử các triều đại phông kiến Việt Nam cho thấy thời đại nào cũng cần đến tôn giáo làm chỗ dự tinh thần, mỗi khi kế sách trở nên vô hiệu. Các thời Lý ,Trần dựa vào Phật giáo, thời Lê sơ độch tôn nho giáo, nhà Nguyễn cũng theo kế đó không thành mới thả nổi tín ngưỡng vào đầu thế kỷ thứ XX. Thế nhưng, mỗi tôn giáo chỉ giữ vại trò tích cực trong một giai đoạn lịch sử nhất định vì nó không kịp thay đổi cho phù hợp với sự đổi thay thực tiễn của đời sống xã hội.

   Khác với triều đại trước, nhà Mạc không nyhuwngx không để tôn giáo nào giữ vai trò chủ đạo, nhược lại, cho các tôn giáo tín ngưỡng tự do phát triển theo tình cảm và niềm tin của người dâ. Tôn giáo tín ngưỡng nào cũng là nơi gửi gắm tâm tư, ước vọng, giảo tỏa những bức xúc cho mọi người từ trong hoàng tộc ra ngoài thứ dân. Để rõ sự đặc biệt này của đời sống tôn giáo trong giai đoạn lịch sử cũng đặc biệt  như nhà Mạc trước hết cần tìm hiểu đôi chút về sự ra đời của triều đại này.

    Nhà Mạc nắm quyền là tất yếu lịch sử

    Nhà Lê mở đầu sự nghiệp trị nước nhờ chiến công hiển hách trong cuộc bình Ngô và phát triển đến đỉnh cao của sự hưng thịnh nhờ nền văn trị dưới triều vua Lê Thánh Tông. Nhưng theo qui luật, có thịnh tất đến hối suy. Lịch sử các nền văn minh nhân loại đã minhb xác cho điều này. Không ra ngoài qui luật, nhà Lê đã suy vong vào cuối triều Lê sơ. Trớ trêu thay sự suy vong của nhà Lê lại có mầm mống từ nền văn trị độc tôn tư tưởng Nho giáo. Nho giáo đã tạo ra đội nhũ quan lại chỉ biết bảo vệ quyền lực của một dòng họ(thực chất là một nhóm cầm quyền), bỏ qua sự thối nát mục ruỗng cảu bộ máy cai trị, thậm trí bất chấp cả số phận muôn dân. Việc nhất thiết phải lập vua theo dòng đích dẫn đến tình trạng quyền lực bị xâu xé do vua lên ngôi còn ít tuổi lạo chết non(Lê Túc Tông lên ngôi năm 16 tuổi, chết năm 17 tuổi, ở ngôi một năm; Lê Uy Mục lên ngôi năm 17 tuổi, chết ở 22 tuổi, ở ngôi 5 năm; Lê Tương Dực lên ngôi năm 16 tuổi, chết khi 24 tuổi, ở ngôi 8 năm; Lê Chiêu Tông lên ngôi năm 19 tuổi, chết khi 26 tuổi, ở ngôi 7 năm), khiến triều đình và xã hội lâm vào tình trạng khủng hoảng liên miên. Cuối cùng là những cuộc chiến vì ngai vàng giữa các quan trong triều như Nguyễn Văn Lang, Trịnh Duy Sản, Trần tuân, nguyễn Hoàng Dụ, Trần Chân, Trịnh Tuy…nhất là cuộc nổi dậy của Trần Cao báo hiệu bão tố nông dân sắp bùng lên, khiến vua bỏ chạy , quân lính cướp bóc kinh thành. Một triều đình như thế không thể tiếp tục tồn tại, thời điểm này phải kết thúc vương triều Lê là hợp lý. Nhưng ai là người có đủ khă năng để gánh vác sứ mệnh lịch sử phải là một trong số công thần của nhà vua?

    Mạc Đăng Dung là người văn võ song toàn, đã có công dẹp yên nhiều nhó nổi loạn, thu phục lòng người nên uy tín và thế lực ngày một lớn, bao trùm kên hết thảy.Điều này đã được ghi nhận trong Đại Việt Thông Sử của Lê Quí Đôn:”Từng bình được nhiều giặc lớn, uy quyền ngày càng thịnh, mà đạo nquaan nhà vua thì yếu ớt, lòng người ại cũng hướng về Đăng Dung” . Không phải là người thao lược, Mạc Đăng Dung không thể làm được như vậy. Nhờ đức và tài, ông không những được triều đình tin dùng mà dân chúng cũng mến yêu. Trong sắc dụ cho Mạc Đăng Dung của vua Lê Chiêu Tông có đoạn viết: “Khanh là chỗ lương tựa của trẫm, nay giặc Cung nhóm họp dư đảng, trộm chiếm vùng Lạng Nguyên, triều đình sai khanh làm đô tướng, tiết chế các doanh quân thủy, bộ cả nước, chia đường tiến đánh, đã từng trèo non lội suối, xông pha mưa gió, phá giặc ở các huyện Phương Nhã

Bảo Lộc, đốt phá doanh trại giặc, chém được đầu giặc…Quân đi đến đâu không mảy may xâm phạm của dân, cư dân các xã đều đã ra đầu thú phục tùng” Những cuộc chinh phtaj của Mạc Đăng Dung lần lượt dẹp yên các phe phái nổi loạn gây chiến tranh, gieo tang tóc cho nhân dân là việc làm chính nghĩa.

     Như đã nói ở trên, quyền lực còn nằm trong tay những vị vua tài hèn, đức kém thì việc tranh ngôi, đoạt quyền còn diễn ra, những cuộc chinh phạt triền miên dân chúng còn khổ lẽ là tât nhiên. Không cam nhìn xã tắc điêu tàn, muôn dân lầm than, Mạc Đăng Dung đã quyết định giành quyền để giữ yên xã tắc, an bình cho muôn dân. Cho dù các sử gia thời Lê – Trịnh và cả Nguyễn sau này có ác cảm với việc làm của mạc Đăng Dung, dùng ngòi bút thóa mạ Ngài thế nào đi chăng nữa cũng không phủ định được tính chính nghĩa của việc ngài đã làm. Bằng chứng về sự thật đó là lời lẽ trong chiếu nhường ngôi của Lê Cung Hoàng đế: “Lòng người đã lìa, mệnh trời không giúp, khi ấy thiên hạ đã không phải của nhà ta. Ta không có đức, lạm giữ ngôi trời, việc gánh vác không kham nổi. Mệnh trời, lòng người đều hướng theo về người có đức. Xét Thái sư An Hưng Vương Mạc Đăng Dung nhà ngươi, bẩm tính thông minh sáng suốt có tài lược văn võ. Bên ngoài đánh dẹp bốn phương, các nơi đều phục tùng, bên trong coi sóc trăm quan mọi việc đều tốt đẹp, công đức lớn, trời cho người theo”. Thực sự Mạc Đăng dung được người trong triều nể phục , ngoài nội hưởng ứng, sử mới ghi”thần dân trong kinh đều theo Đăng Dung vào kinh”. Triều đình thối nát, đất nước loạn ly, đau thương chết chóc, muôn dân trông mong có người cầm lái đưa đất nước đến thanh bình. Mạc Đăng Dung còn đợi gì nũa mà không về Thăng Long để tiếp nhận nhiệm vụ nặng nề do lịch sử giao phó, Mạc Đăng Dung nắm quyền không chỉ là tất yếu, đúng lúc mà còn là sự may mắn cho lịch sử dân tộc Việt Nam.

       Thời gian trị quốc của nhà Mạc từ năm 1527 đến 1592 là thời kỳ đât nước không bình. Các thế lực phong kiến Lê – Trịnh luôn kiếm cớ “phù Lê phạt nghịch triều” để hợp lực nhằm lật đổ nhà Mạc. Hơn thế không chỉ nhà Mạc, các triều đại trước đó và sau này luôn phải đối phó với giặc ngoại xâm phương bắc. Một chính quyền mới ra đời đã luôn phải đương đầu với các thế lực thù địch trong ngoài thì nhiệm vụ hàng đầu phải giữ được chính quyền và trấn an nhân dân mới có cơ phát triển. Trong bối cảnh lúc bấy giờ, nhà Mạc đã coi trọng việc xây dựng lực lượng quân binh và tìm về tôn giáo tín ngưỡng để làm chỗ dự tinh thần mà an dân.

       Xuất thân không phải dòng hào kiệt, là dân lao động, Mạc Đăng Dung và các vua kế vị sau đó hiểu rõ thực tế tiểu nông Việt Nam. Đặc điểm tư tưởng tiểu nông là tự do, tâm lý thực dụng, thói quen tùy tiện. Thực tế này không phù hợp với tư tưởng tôn giáo độc tôn nên triều đình không láy tôn giáo nào làm chủ lưu mà để tự do tín ngưỡng. Nhờ vậy, các tôn giáo ngoại nhập cùng tín ngưỡng bản địa đan hợp trong nhau cùng phát triển, làm nên bản sắc Việt Nam đậm đà, không mấy thời có được. Kế sách hợp lý của triều đình đã mau chóng an được lòng người, tạo chỗ dựa cho Vương triều mới được xác lập.

    Bản sắc Việt Nam của đời sống tôn giáo, tín ngưỡng thời Mạc

Nhà Mạc không ban hành chính sách cụ thể về tôn giáo tín ngưỡng. Muốn tìm hiểu vấn đề này cần dựa trên những việc làm thực tế của vua quan, các thành viên hoàng tộc.Ngay sau khi nắm quyền, Mạc Đăng Dung đã cho sửa sang lăng miếu của vua Lê ở Nam Kinh và định kỳ cúng tế. Có người cho việc làm này chỉ là sự khôn khéo của kẻ tiếm quyền, nhằm che mắt thế gian, mong yên lòng người, tránh sự phản kháng của quần thần nhà Lê. Nhưng đánh giá như vậy có thật khách quan không? Nếu Mạc Đăng Dung không phải người nhân đức trung nghĩa như noi trong chiếu nhường ngôi thì có làm như vậy không? Lịch sử Việt Nam đâu phải không co chuyện, để tự tôn vinh, các triều đại sau đã triệt phá dấu tích của các vương triều trước! nên xem việc duy trì lễ cúng tế tông miếu nhà Lê của Mạc Đăng Dung không phải chỉ để tri ân một riều đại, từ đó ngài có ngôi cao.Lớn hơn thế, việc ngài làm là để ghi tạc công trạng của triều đại nhà Lê với lịch sử dân tộc, lưu truyền đến đời sau. Biết đâu đấy, việc làm này cũng là để bảo tồn hào khi hùng thiêng – sức mạnh trường tồn của đất nước.

  Tiếp đó vua Mạc Đăng Dung lệnh cho trưởng thái giám hiệu Thụy Trúc thiền sư xây dựng chùa bà Đinh (chùa Thiên Phúc-Kiến Thụy-Hải Phòng) . Có thể coi việc làm này là sự mở đầu cho công cuộc sửa sang, xây dựng lại những ngôi chùa đã bị phá bỏ trong thời kỳ thuộc Minh và lãng quên bởi nhà Lê sơ, dọn đường cho sự phát triển của đạo Phật. Tư liệu văn bia thời Mạc là minh chứng cho sự phát triển mạnh mẽ trở lại của đạo phật. Trong số 146 bia thời Mạc còn lại tới nay có tới 109 bia chùa với nội dung về ruộng đất chùa, việc xây dựng và người hưng công.

      Đi tiên phong cho việc xây dựng chùa tháp, tạc tượng, đúc chuông là các thành viên của hoàng tộc nhà Mạc, tiếp đó là những người hiển danh có điều kiện kinh tế, cuối cùng là nhân dân địa phương.Theo tư liệu văn bia, có hàng trăm thành viên trong hoàng tộc và các đại thần của triều đình tham gia tu bổ và xây chùa phật.

    Trong số những thành viên của hoàng tộc cung tiến tiền của xây dựng chùa trước hết phải kể đến các vị đương kim hoàng thượng như : Mạc Phúc Nguyên, đã ban “Cấm tiền” cho chùa Linh Cảm (Từ Sơn – Bắc Ninh, 1557), Mạc Mậu Hợp cúng 20 lạng bạc vào chùa Hoa Tân (Hải Phòng, năm 1582). Đặc biệt, Thài Hoàng Thái Hậu Vũ Thị Ngọc Toàn là người được xem là người cung tiến nhiều nhất hoàng tộc. Bà đã cúng 30 mẫu ruộng và 6000 lá vàng cùng bạc tiền cho trên chục ngôi chùa ở khu vực Dương Kinh và vùng phụ cận. Do công đức xây chùa bà được dân gian tôn phong “là mẫu nghi thiên hạ, là Phật sống trên trần gian” . Chính vì lẽ đó bà Thái Hoàng Thái Hậu được dân làng nhiều nơi tạc tượng thờ còn để lại đến ngày nay ở một số chuà ở thành phố Hải Phòng.

     Vị Thái hoàng Thái Hậu này còn tham gia xây chùa Thiên Phúc (như đã nói ở trên) cùng các thành viên hoàng tộc khác như: Hoàng Thái Hậu họ Phan, Khiêm Thái Vương họ mạc, Tĩnh Quốc Thái phu nhân họ Nguyễn, Tu Hòa Thái Trưởng công chúa họ Mạc, Bảo Gia thái trưởng công chúa họ Mạc, Phúc Thành thái Trưởng công chúa họ Mạc, Khiêm Thái Vương phi họ Mạc,…..Tổng cộng 33 người. Đặ biệt bà Quận công Mạc Ngọc Liễn và Phúc Thành Thái trưởng công chúa tham gia xây dựng hàng chục ngôi chùa, quán, trong đó có Ninh Tiên.  Tình cảm và niềm tin tôn giáo khiến họ trở thành tín đồ có pháp danh:Đức Quảng (Mạc Ngọc Liễn) và Từ Đức (phúc Thành) như nhà tu hành thực thụ. Các thành viên trong hoàng tộc đã công đức xây khoảng 80/168 ngôi chùa được xây dựng thời kỳ này.

     Sự hưng khởi của đạo Phật vào thời nhà mạc còn thể hiện ở chính sách ruộng đất. Nhà nước cho phép cá nhân cúng ruộng vào chùa dưới dạng làm công đức và đặt hậu. Chính vì vậy, dưới thời Mạc hầu như chùa nào cũng có ruộng, trong đó nhiều chùa có số ruộng lớn hàng chục mẫu như: chùa Pháp Vũ (Thường Tín – Hà Nội) 70 mẫu, chùa Hoa Tân (Hải Phòng) 50 mẫu, chùa Nghiêm Quang ( Hải Phòng) 31 mẫu, chùa Thiên Phúc (Hải Phòng) 25 mẫu 1 sào 2 thước.

      Ở những nơi xa kinh kỳ như Ninh Bình, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Phú Thọ, việc xây dựng chùa đều do các quan địa phương khởi xướng với sự tham gia đóng góp của nhân dân trong làng xã.

     Trên đây chỉ là những ví dụ tiêu biểu cho công cuộc hưng công Phật giáo. Cần phải nói rõ tuy phần lớn số tiền được xây bởi tiền bạc của các thành viên trong hoàng tộc và các quan trong triều nhưng chùa vẫn thuộc về làng và do làng quản lý. Điều này cho thấy việc phát tâm xây dựng chùa nhằm  tích đức để thắng phúc hơn là thể hiện quyền lực của Hoàng gia ở địa phương như thời Lý, Trần. Chùa gắn với làng là nơi sinh hoạt tôn giáo của làng, theo đó việc bài trí điện thờ cũng như giới luật tu hành mang đậm tính địa phương. Đây chính là sự mở đầu của quá trình dân gian hóa Phật giáo.

     Tính chất dân gian của đạo Phật thể hiện rõ nét trên điện Phật (Tam Bảo). Điện Phật trong chùa thời nhà Mạc có nhiều thay đổi so với các thời kỳ trước đó. Theo nhà nghiên cứu Đinh Khắc Thuân, thời nhà Lý chỉ còn 4 pho tượng (Phật) A Di Đà, nhà Lê sơ có một tượng Quán Âm (bồ tát) Tọa sơn, không thấy nói tới tượng phật thời trần. Ngoài những pho tượng này không còn lạo nào khác. Phải chăng vào thời thuộc minh, chùa bị phá, tượng bị đập hoặc đã mang về Trung Quốc hay đạon Phật được thể hiện bằng tượng chỉ có vậy? nếu qur là thế thì từ thời Lý, Trần, đến Lê sơ, trên điện Phật mới chỉ có bộ Di Đà tam tôn( A Di Đà), Đại Thế chí,Quán Thế âm), lạo điện phật thuần túy chưa pha trộn các tín ngưỡng tôn giáo khác. Thời Mạc xuất hiện thêm nhiều tượng mới trên Phạt điện như: Thích Ca sơ sinh, Hộ pháp, Bồ tát, La hán, kim cương là những tượng thuộc Phật giáo, Tam thanh, ngọc Hoàng, Kim Đồng, Ngọc Nữ, Nam Tào, Bắc Đẩu, Pháp Lôi Sư tướng là tượng thần đạo giáo. Ngoài ra trong chùa còn có các tượng thần khác như: Tam Giáo, Diệu thiên, Sư Tổ, Hậu Long thần, Thổ địa thuộc tín ngưỡng dân gian. Như vậy, điện Phật trong chùa dưới thời Mạc đã có sự thay đổi căn bản: không còn thuần Phật. Nếu như trước đây trong chùa chỉ có Phật điện thì ở thời kỳ này nhiều tượng Thánh đã được đưa vào. Việc đưa tượng thần của tôn giáo tín ngưỡng khác vào chùa cho thấy tính tự do, phóng khoáng trong đời sống tôn giáo thời kỳ này. Đây là cơ sở và điều kiện để đạo Phật ngày càng mang tính dân gian và thực sự dan gian như hiện nay. Tính dân gian là nét đặc trưng của Phật giáo Việt nam.

    Cùng vói sự hưng khởi của đạo Phật là sự phát triển của đạo giáo. Khác với đạo Phật, đạo giáo phát triển khá mạnh ở thời Lê sơ. Thời kỳ này nhiều quán Đạo đã được xây dựng, thậm chí ông vua tiêu biểu của nhà Lê sơ: Lê Thánh Tông, người đưa vị trí Nho giáo lên tột đỉnh, vẫn “mơ” gặp Tiên và mong nhớ đến ,mức cho xây lầu Vọng Tiên. Nhiều vua nhà Lê cũng tin vào pháp thuật nên dùng thuật sĩ. Chính vì vậy, đến thời nhà Mạc, Đạo giáo lại càng phát triển. Có thể coi đây là thời kỳ hưng thịnh nhất của đạo giáo Việt Nam. Sự xuất hiện của Tiên Chúa Liễu Hạnh – người được suy tôn lên hàng giáo chủ - “mẫu nghi thiên hạ”. theo Nguyễn Duy Hinh, đạo giáo thế kỷ XVI không đứng đơn độc một mình mà “ chui vào Nho giáo và Phật giáo” thành hai nhánh: Đạo giáo sĩ tộc với đại diện là Nguyễn Bỉnh Khiêm, đạo giáo dân gian với Liễu Hạnh và Nội Đạo Tràng (Trần Toàn)

    Nội Đạo tràng là hiện tượng Đạo giáo trộn lẫn Phật giáo, Nho giáo. Giáo chủ của tôn giáo này – Trần Toàn xuất thân tù gia đình Nho giáo, thi cử đỗ đạt rồi theo Phật giáo. Nội Đạo Tràng tôn thờ Dược Sư Phật, Tứ kim cương, niệm A Di Đà (Phật giáo), dùng pháp thuật để chữa bệnh cho Lê Thần Tông (Đạo giáo). Có thể coi Nội Đạo Tràng là Đạo giáo thuộc phái Phù Trú – thứ tín ngưỡng rất được dân gian ưa thích trong hoàn cảnh nội chiến triền miên, đời sống bấp bênh. Chính vì thế, Nội Đạo Tràng chỉ phát triển mạnh ở vùng Thanh Hóa, Ninh Bình, nơi giáp ranh hai thế lực: Nhà Mạc phía Bắc và Lê – trịnh phía Nam. Đây là nguyên nhân Đạo quán được xây dựng không nhiều và nếu có thì sau này cũng biến thành chùa.

    Liễu Hạnh xuất hiện đưa đến sự ra đời của đạo Mẫu ở Việt Nam. Cho đến nay, tư liệu về người khai lập ra tín ngưỡng thờ Mẫu vẫn chỉ là truyền thuyết. Theo truyền thuyết, Liễu Hạnh vốn là tiên dáng trần 3 lần và trở thành Thánh Mẫu, đứng đầu đạo Mẫu. Ngày nay, Liễu Hạnh, một vị thần chủ không những có đền thờ riêng ở Vụ Bản (Nam Định), Sòng Sơn, Phố Cát (Thanh Hóa), Tây Hồ.mà còn có cung thờ (Nhà Mẫu, theo cách gọi của tín đồ) ở hầu khắp các chùa miền bắc trừ chùa Quán Sứ (Hà Nội). Sự xuất hiện của thần chủ đạo Mẫu là tự do tín ngưỡng của thời nhà Mạc. Nếu nhà Mạc không tôn trọng phụ nữ và cho phép người dân tin vào Ai được thờ Người đó thì liệu có Liễu Hạnh được không? Bởi từ nhà Lê đến nhà Nguyễn sau này đều lấy Nho giáo làm tư tưởng chính thống, việc tôn vinh phụ nữ khó được chấp nhận.

    Tôn vinh nữ thần Liễu Hạnh là một đòn giáng mạnh vào tư tưởng Nho giáo. Vì thê, có thể coi thần chủ Liễu Hạnh là biểu tượng cho sự vươn lên của dân tộc nhằm khẳng định nền độc lập của mình với sự khác biệt văn hóa trước quốc gia bá quyền Trung Quốc.

   Có thể xem hiện tượng đạo Mẫu và Nội Đạo Tràng là sự trỗi dậy của tín ngưỡng dân tộc sau một thời gian dài bị đè nén bởi các triều đại phong kiến do sùng ngoại, đề cao tôn giáo ngoại nhập. Đây là đóng góp độc đáo của nhà Mạc trong lĩnh vực tinh thần: Tôn giáo tín ngưỡng. Cho nên, cần ghi nhận tư tưởng tự do tôn giáo của nhà Mạc là góp phần lấy lại và tô đậm bản sắc dân tộc Việt Nam

    Một loại thiết chế mang tính tôn giáo mới xuất hiện trong thời kỳ nhà Mạc   là đình. Đình là nơi diễn ra”việc cúng lễ để cầu dân an, vật thịnh” cho làng vào dịp đầu năm. Việc cúng lễ này tương tự như lễ tế trời đất hàng năm của vua, nhưng trong phạm vi địa phương. Tế ở đình khác với đàn tế trời của vua ở nghi thức rước bài vị thần, một loại tín ngưỡng dân gian, phổ biến ở nhiều làng nghề Việt Nam. Khi chưa có đình, bài vị thần được thờ ở miếu, từ khi đình xuất hiện, thần được chuyển từ miếu vào đình. Nhờ đó, đình trở thành nơi hội tụ sức mạnh  tinh thần của làng.

    Điểm nổi bật trong đời sống tín ngưỡng thời mạc là sự đồng nguyên ba tôn giáo:Nho, phật, Đạo. Các tôn giáo này đều được du nhập từ bên ngoài và mỗi tôn giáo giữ vị trí chủ đạo (hay độc tôn) ở mỗi triều đại nhất định của lịch sử phong kiến Việt Nam.Tuy chưa bài xích nhau đến mức xảy ra xung đột tôn giáo nhưng đồng nguyên thì chưa thấy bao giờ trừ thời kỳ nhà Mạc.

    Sở dĩ các tôn  giáo này đồng nguyên được là vì chúng đều hướng thiện và bổ sung cho nhau để cùng giúp con người hoàn thiện. “Đại loại, đạo phật gốc ở chỗ làm sáng sắc và tâm, phân biệt rõ nhân và quả. Đạo Lão chú trọng vào khí để tới chỗ mềm dẻo, nắm cái lý duy nhất giữ bản chất chân thực của mình. Đạo lý đức Thánh Khổng, gốc ở đạo đức, nhân nghĩa, văn hạnh, trung tín. Tất cả đều là giáo lý, tuân theo tính tự nhiên con người mà tu dưỡng đạo đức cùng với vị Diệu Thiện do lòng thiện mà được nổi tiếng. Chằng phải là tâm xuất phát từ tâm con người?Các vị thiện sĩ ví có thể mở mang con đương thiện, tuân theo và giữ gìn đạo lý làm điều tốt lành. Vững gốc ở bản thân mình để biểu lộ đối xử với người thì phúc đức tỏa rộng không cùng. Công đức ấy không thể nghĩ bàn được”. Đoạn trích này do chính Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà nho học có tiếng đương thời soạn để khắc vào bia đá chùa Cao Dương(Thái Bình) nhân tạo tác tượng Tam Giáo (Thích Ca, Khổng Tử, Lão Tử).

Cần nói thêm rằng, không chỉ Tam giáo “Đồng Nguyên” mà hiện tượng tín   

ngưỡng bản địa cũng dung hợp với Tam giáo trong một cơ sở thờ tự: Chùa

(quán) không còn là cá biệt. Bằng chứng về Tam giáo đồng nguyên, cùng

dung hợp với tín ngưỡng bản địa thể hiện khá rõ ở điện thần trong các chùa

(quán) dưới thời nhà Mạc. Điển hình cho sự đồng nguyên Tam giáo trên

điện thần còn lại cho đến hôm nay là Linh tiên quán. Tại đây điện  thần chia

làm ba phần: Thượng điện, Thiêu hương và Tiền điện. Tại tòa Thượng điện

có bộ tượng Tam Thanh, Đế Thích, Văn Xương, Trấn Vũ, Hậu Thổ, Ngọc

Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu, Lão Tử, Kim Đồng, Ngọc Nữ, Diêm Vương.

Tòa Tiền điện có Quán Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn, Tòa Cửu long, thần Hộ

pháp, tượng hậu, Lý triều pháp sư- tín ngưỡng dân gian, tam phủ (đạo giáo).

Trong khuôn viên chùa con có nhà Tổ ( thuộc phật giáo), nhà Mẫu (đạo

mẫu). Có thể coi Linh Tiên quán là điển hình của sự đồng nguyên tín

ngưỡng tôn giáo – Đặc trưng của đời sống tín ngưỡng tôn giáo Việt Nam

hiện nay.

 

       Có thể nói, sau một thời kỳ bị kìm hãm dưới thời Lê sơ, đạo phật đã hưng thịnh và mang màu sắc mới dưới thời Mạc. Cùng với đó, đạo Nho, đạo Giáo cũng tiếp tục phát triển và ngày càng có xu hướng hòa đồng, bình đẳng trong đời sống tinh thần của toàn xã hội. Hơn thế nữa các tín ngưỡng truyền thống không ngừng phát triển theo chiều hướng dung hợp với các tôn giáo ngoại nhập và bản dịa hóa chúng, mang đậm bản sắc riêng của tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam. Đây là đóng góp tích cực của nhà Mạc trong lịch sử văn hóa dân tộc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Viết bình luận